KCN Phước Đông, Gò Dầu – Quy mô 3158 hecta lớn nhất Việt Nam

KCN Phước Đông do Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn VRG (Sài Gòn VRG) làm chủ đầu tư, KCN nằm trải dài trên địa bàn huyện Gò Dầu và huyện Trảng Bàng, thuộc trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Tây Ninh. KCN Phước Đông bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2008, đây là KCN lớn nhất tỉnh Tây Ninh, có tổng vốn đầu tư 350 triệu USD, với quy mô diện tích 2.190 ha. KCN Phước Đông nằm trong khu phức hợp Phước Đông có diện tích khoảng 3.285 ha (trong đó Khu dân cư và thương mại có diện tích 1,095 ha và lớn nhất Việt Nam). Thời hạn thuê đất trong KCN đến hết năm 2058.

Tổng quan KCN Phước Đông

Vùng TP.HCM bao gồm TP. Hồ Chí Minh và 07 tỉnh xung quanh, trong đó Tây Ninh là cửa ngõ của Vùng mở ra các nước ASEAN với 03 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài (H.Bến Cầu) – Xa Mát và Tân Nam (H.Tân Biên) và nhiều cửa khẩu phụ khác. Khu liên hợp công nghiệp – đô thị – dịch vụ Phước Đông – Bời Lời nằm trong hành lang phát triển kinh tế phía Tây Bắc của Vùng, gồm chuỗi các đô thị dọc quốc lộ 22 (đường Xuyên Á), quốc lộ 22B: Trảng Bàng, Phước Đông – Bời Lời, Gò Dầu, Mộc Bài – Bến Cầu, Hòa Thành, Tây Ninh, Tân Biên, Xa Mát.

a) Vị trí liên kết vùng

Trong mối liên hệ vùng TP.HCM

Theo Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Vùng TPHCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 2076/QĐ-TTg ngày 22/12/2017) vị trí KCN Phước Đông nằm gần TPHCM là trung tâm vùng, tiếp cận các đầu mối giao thông quan trọng như:

  • Cách đường Xuyên Á (quốc lộ 22) ở phía Nam khoảng 8km.
  • Cách đường Hồ Chí Minh (quốc lộ N2) ở phía Đông Nam khoảng 1,5km.
  • Cách đường cao tốc và đường sắt TPHCM – Mộc Bài ở phía Nam khoảng 5km.

 Vị trí Khu liên hợp thuận lợi tiếp cận với giao thông đường bộ, đường sắt để đi Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài; hệ thống cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu; sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện hữu và sân bay Long Thành trong tương lai.  Theo đường Hồ Chí Minh (quốc lộ N2), Khu liên hợp có điều kiện thuận lợi trong việc giao thương với các vùng kinh tế lớn của cả nước, đáp ứng nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất, lực lượng lao động v.v… Khu liên hợp còn nằm cạnh trục cảnh quan – hành lang xanh phía Tây Bắc của vùng TPHCM (Hồ Dầu Tiếng và hành lang Sông Sài Gòn).

Trong vùng tỉnh Tây Ninh

  • Khu liên hợp nằm ở phía Nam tỉnh, trên hành lang phát triển kinh tế TPHCM – Trảng Bàng – TP.Tây Ninh. Trục đường ĐT 782 là trục động lực kinh tế từ TP Tây Ninh tới
    Trảng Bàng vào QL 22 – Xuyên Á đã được Tỉnh quan tâm đầu tư từ nhiều năm nay.
  • Song song với các dự án giao thông liên vùng đã và đang được triển khai, hệ thống giao thông nội Tỉnh tại khu vực phía Nam trong thời gian qua cũng được quan tâm đầu tư, phát triển mạnh như nâng cấp mở rộng đường ĐT782 đi đường Xuyên Á, ĐT784 đi TP. Tây Ninh v.v…

b/ Quy mô

Quy mô diện tích KCN Phước Đông

  • Khu A – Khu công nghiệp (1.014,07ha)
  • Khu A – Khu đô thị dịch vụ (247,0ha) đã được hình thành, giữ nguyên quy mô diện tích, ranh giới tứ cận như theo các quy hoạch được duyệt.
  • Khu B – Khu công nghiệp (1.175,04 ha) phát triển theo hướng Tây Bắc ra ĐT782, phía Đông Nam phát triển theo hướng tiếp cận hơn với đường Hồ Chí Minh. Phù hợp với phân kỳ đầu tư, tiến độ đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh Khu công nghiệp phục vụ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • Khu B – Đô thị dịch vụQuy mô diện tích : 401,0 ha

Quy mô dân số KCN Phước Đông

  • Dân số trong Khu đô thị thuộc Khu liên hợp dự kiến khoảng 130.000 người.
Tổng quan KCN Phước Đông
Tổng quan KCN Phước Đông

c/ Hệ thống giao thông

1. Mạng lưới giao thông liên vùng

  • Đường tỉnh ĐT782 : Từ TX.Trảng Bàng đến Ngã ba Bàu Đồn, theo hướng Tây Nam – Đông Bắc nối với ĐT789, theo hướng Bắc đi TP.Tây Ninh.
  • Đường tỉnh ĐT789 : Dọc sông Sài Gòn lên phía Bắc đến hồ Dầu Tiếng, TT Dương Minh Châu, phía Đông Nam về Củ Chi – TPHCM.
  • Đường ĐT784 : Phía Nam nối dài nhập vào đường dọc kênh Xáng đến đường Hồ Chí Minh, phía Bắc đến TP Tây Ninh nhập vào đường ĐT793 lên phía Bắc đi Tân Biên, CK Chàng Riệc.
  • Đường Hồ Chí Minh (QL.N2) : Theo hướng Đông Bắc đi các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (thuộc vùng TPHCM) và các tỉnh Tây Nguyên, theo hướng Nam – Tây Nam đi Long An (thuộc vùng TPHCM) và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Đường QL22 (đường Xuyên Á) : Từ TPHCM đi Mộc Bài sang các nước lân cận trong khu vực.
  • Đường cao tốc TPHCM – Mộc Bài : Từ Vành đai 3 vùng TPHCM đi Mộc Bài, đây là tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển hành lang kinh tế phía Tây Bắc vùng TP HCM

2. Mạng lưới giao thông nội khu

STT Đường Từ Đến Lộ giới QHC được duyệt Lộ giới QHC điều chỉnh
I/ Đường trục chính Khu liên hợp
Đường Đ11 ĐT 782 Cầu Kênh Đông 60m 60m
Đường Đ6 Cầu Kênh Đông ĐT 789
II/ Khu công nghiệp
1 Đường chính KCN
Đường N14 Đ11 Đ14 60m 41m
Đường N6 Đ6 ĐT 782 70m
2 Đường chính khu vực
Đường N14 Đ11 Đ7 50m 24m
Đường Đ7 N16 N12 6m
Đường Đ14 Ranh Khu A Ranh KCN A 31m
Đường Đ15 Ranh Khu A N12 22m
Đường N4 Đ6 N12 24m
Đường Đ2 N4 Đường dọc Kênh Đông 20.5m
Đường Đ4 N4 Đường dọc Kênh Đông 24m

d/ Định hướng phát triển

1. Định hướng phát triển không gian Khu công nghiệp: gồm 02 khu Khu A – Khu công nghiệp phía Nam; Khu B – Khu công nghiệp phía Bắc.

Khu A – Khu công nghiệp:

  • Trục ngang gồm đường ĐT782, đường ven kênh Xáng nối ra đường Hồ Chí Minh;
  • Trục dọc gồm đường Đ11 (trục xuyên suốt Khu liên hợp), đường Đ14 nối ra ĐT782.
  • Lấy khu vực nối ra ĐT782 là khu vực cửa ngõ chính của Khu công nghiệp, tập trung phát triển các công trình điều hành – dịch vụ. Hình thành trục chính nội khu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là đường N14 từ kênh N14 đến kênh N18, kết hợp với các trục giao thông đối ngoại tổ chức thành các khu đất vuông vức thuận tiện cho việc xây dựng nhà máy xí nghiệp công nghiệp – kho tàng, bến bãi và vận chuyển hàng hóa.

Khu B – Khu công nghiệp

  • Trục ngang gồm đường dọc kênh Đông, đường N6 từ đường ĐT782 đến hết ranh phía Đông Nam của Khu liên hợp, theo hướng này trong tương lai sẽ kết nối với đường Hồ Chí Minh, đường ĐT789 phía Bắc
  • Trục dọc gồm đường ĐT782 phía Tây Bắc và đường Đ6 là trục chính xuyên suốt của Khu liên hợp.
  • Lấy khu vực nối ra đường ĐT782 phía Tây Bắc là khu vực cửa ngõ chính của Khu công nghiệp, tập trung phát triển các công trình dịch vụ – kho bãi tập kết hàng hóa. 

2. Định hướng phát triển không gian đô thị 

Khu A – Khu đô thị dịch vụ

  • Định hướng là khu đô thị dạng nén, mật độ dân số cao. Các công trình hành chính, dịch vụ công cộng và thương mại cấp đô thị tập trung trên trục chính là đường Đ11 Khu liên hợp.
  • Các công trình công cộng, thương mại phục vụ cấp đơn vị ở được bố trí xen kẽ với các nhóm nhà ở đảm bảo bán kính phục vụ theo quy định. Các nhóm nhà ở khai thác đa dạng loại hình nhà ở phục vụ nhu cầu ở – cho công nhân, chuyên gia – người lao động trong Khu công nghiệp và một phần các thành phần dân cư khác có nhu cầu.
  • Các khu vực tiếp giáp kênh rạch tự nhiên như kênh Xáng, kênh Đông, kênh Mang Trà được bố trí các dải cây xanh – công viên tạo hành lang bảo vệ kênh rạch. Đây là các khu vực không gian mở – không gian xanh – lá phổi của đô thị.

Khu B – Khu đô thị dịch vụ

  • Được định hướng là Khu đô thị có mật độ xây dựng vừa và thấp, bố trí các công viên cây xanh tập trung – TDTT cấp đô thị kết hợp với dải cây xanh ven kênh rạch để phù hợp điều kiện tự nhiên của khu vực.
  • Các công trình Hành chính – dịch vụ công cộng, thương mại cấp đô thị chủ yếu tập trung tại khu vực cửa ngõ với đường ĐT789, đường Đ4 và đường Đ5 nối sang Khu công nghiệp. Các công trình dịch vụ công cộng, thương mại cấp đơn vị ở bố trí xen kẽ với các nhóm nhà ở đảm bảo bán kính phục vụ theo quy định.

Vinh Danh Nhân Viên